Home » Kinh nghiệm dạy Montessori » Kinh nghiệm 1 – Tâm hồn có khả năng thẩm thấu
Kinh nghiệm 1 – Tâm hồn có khả năng thẩm thấu

Kinh nghiệm 1 – Tâm hồn có khả năng thẩm thấu

Tâm hồn có khả năng thẩm thấu

Trẻ nhỏ không những có khả năng thích ứng với cuộc sống, mà còn bắt đầu có những quy hoạch cho cuộc sống và tương lai. Những đứa trẻ khi mới sinh ra còn yếu ớt, chúng chả thể đối phó với một con muỗi. Nhưng ba năm sau đó, trẻ lại hoàn toàn có thể dùng tay để đuổi muỗi đi. Hay như 1 đứa trẻ 5-6 tuổi, chúng bắt đầu biết đòi mua cái này, cái kia, là do có sở thích riêng…

  Người xưa có câu, “ Dạy con từ thuở còn thơ ”, quả là đúng đắn. Chúng ta cần biết rằng, những điều trẻ học được và những năng lực trẻ có được từ khi còn nhỏ là những thứ vô cùng quý giá, theo trẻ đến suốt những năm tháng trưởng thành.

  Não của trẻ nhỏ có tính sáng tạo vô cùng lớn. Nó có thể ghi nhớ những điều trong cuộc sống, tiến hành tư duy và tiếp nhận. Trẻ hấp thu tri thức trực tiếp thông qua năng lực của tâm lí. Tri thức đó thúc đẩy sự hình thành của não, trở thành 1 bộ phận của não. Đó là cách trẻ xây dựng nên thế giới tâm hồn của mình thông qua môi trường xung quanh, chúng ta gọi đó là tâm hồn có khả năng thẩm thấu. Và đây cũng là điều các bậc phụ huynh cần quan tâm khi tìm hiểu về kinh nghiệm dạy Montessori.

  Là những đấng sinh thành, cha mẹ cần tạo cho con những điều kiện tốt nhất, giúp con có thể phát triển toàn diện từ nhỏ. Điều đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần biết, đó chính là Đối xử chân thành với môi trường của con

  Khả năng tiếp nhận của tâm hồn giúp mầm mống tinh thần phát triển nhanh chóng, nhưng nó cũng đồng thời tiếp nhận những nhân tố không có lợi trong môi trường, có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lí hoặc tạo thành rào cản cho sự phát triển. Những nhân tố này phát triển nhanh chóng và cũng trở thành 1 phần của tâm hồn trẻ. Trẻ nhỏ thường hết sức mẫn cảm, chỉ một chút hành vi lỗ mãng thôi cũng đủ ảnh hưởng đến tâm lí trẻ, thậm chí là ảnh hưởng đến cả cuộc đời chúng.

  Các phụ huynh cũng hãy coi trọng các môi trường của trẻ. Cố gắng sắp xếp và tạo ra một môi trường cho trẻ là điều cần thiết. Môi trường này bao gồm: môi trường phù hợp với nhu cầu của trẻ, bầu không khí gia đình ấm áp và tràn ngập yêu thương, môi trường giao tiếp đầy an toàn, những địa điểm hoạt động ngoài trời đẹp và vệ sinh… Ngoài ra, cần lựa chọn phương thức giáo dục cẩn thận.

  Cha mẹ cũng cần chú ý tới việc loại trừ những nhân tố bất lợi trong môi trường, tích cực phòng ngừa những ảnh hưởng không tốt với trẻ. Những nhân tố bất lợi có thể là những nguy cơ tiềm tàng ẩn trong các yếu tố hữu hình ví như cành cây mọc ngang đường thì có yếu tố nguy hiểm, cũng có thể là yếu tố tâm lí ví dụ như hàng xóm thích nói tục,….

 

Bạn muốn gửi bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*