Home » Bạn cần biết » 7-Nguyên tắc trình bày và làm mẫu hoạt động » Nguyên tắc trình bày và làm mẫu hoạt động Montessori

Nguyên tắc trình bày và làm mẫu hoạt động Montessori

LÀM MẪU HOẠT ĐỘNG MONTESSORI

1. Chuẩn bị

Để đảm bảo làm mẫu suôn sẻ, bố/mẹ cần phải thực hành thao tác này.

Bố/mẹ cần tập lại sau một thời gian dài, ngay cả khi đã làm mẫu hoạt động cho trẻ rồi.

2. Thực hiện làm mẫu

Nhiệm vụ quan trọng của bố/mẹ là quan sát xem con đã sẵn sàng để tìm hiểu về giáo cụ/hoạt động đó chưa rồi mới tiến hành làm mẫu. Nếu bố/mẹ thấy thái độ trẻ chưa sẵn sàng, chưa mấy hứng thú thì mẹ hãy khoan giới thiệu với trẻ, nếu không sự ép buộc sẽ làm trẻ mất hứng thú với giáo cụ đó trong thời gian dài.

Các thao tác làm mẫu hoạt động Montessori cần đơn giản, duyên dáng, không do dự, rõ ràng, theo trình tự chính xác và lời hướng dẫn ngắn gọn giúp trẻ nắm bắt trình tự dễ dàng, làm theo đúng và đạt được hiệu quả bài học.

Tất cả các hoạt động trong phòng học nên bắt đầu và kết thúc cùng một vị trí. Nếu bắt đầu bằng thao tác mang giáo cụ hay khay hoạt động xuống thì kết thúc hoạt động bằng cách trả giáo cụ/khay hoạt động về vị trí cũ.

CẦN NHỚ:

– Luôn đi theo trẻ tới kệ để giáo cụ cho dù trẻ đã biết rõ nơi cất giáo cụ.

– Bố/mẹ là người mang giáo cụ/khay hoạt động xuống, không bao giờ mang hơn 1 món trên mỗi lần.

– Nếu bố/mẹ thuận tay phải thì ngồi bên phải con và ngược lại, thuận tay trái thì ngồi bên trái con. Tuy nhiên, nếu con thuận tay ngược với bố/mẹ, bố/mẹ cần thay đổi vị trí và cả thao tác thạo tay thuận của con.

– Đặt giáo cụ/khay hoạt động trên một không gian trống (thảm/bàn) chính giữa trước mặt bố/mẹ và con – (Tay của bố/mẹ không che khuất giáo cụ hay vật dụng).

– Luôn yêu cầu con xem bố/mẹ làm mẫu trước, sau khi làm mẫu xong bố/mẹ mới hỏi con có muốn thử không – (Chú ý thao tác tay nhiều hơn lời nói – chính bàn tay sẽ nói cho trẻ hiểu, thậm chí trẻ không để ý đến lời bố/mẹ nói).

– Nếu trẻ không muốn bố/mẹ ngồi xem thì mẹ nói với trẻ: “Khi nào xong con hãy gọi mẹ nhé”. Sau đó, bố/mẹ rời trẻ. Khi con hoàn thành, bố/mẹ cùng phụ con cất giáo cụ/khay hoạt động về vị trí ban đầu.

Theo dõi tiến trình sau khi làm mẫu:

Sau khi bố/mẹ làm mẫu, có thể trẻ muốn bố/mẹ ngồi xem trẻ thử, hoặc có thể trẻ muốn bố/mẹ đi chỗ khác, bố/mẹ cần quan sát thái độ để hiểu mong muốn của trẻ thế nào và tôn trọng mong muốn đó.

Rời khỏi đứa trẻ không có nghĩa là bố/mẹ hoàn toàn bỏ mặc trẻ mà vẫn để mắt tới miễn là không lãng vãng trước mặt trẻ hay nhìn chằm chằm vào trẻ.



Bài viết liên quan:

Chu trình hoạt động Montessori

Trình diễn học liệu Montessori cho trẻ 

Bạn muốn gửi bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*