Home » Kinh nghiệm dạy Montessori » Kinh nghiệm 7 – Học cách quan sát trẻ
Kinh nghiệm 7 – Học cách quan sát trẻ

Kinh nghiệm 7 – Học cách quan sát trẻ

Học cách quan sát trẻ

Kinh nghiệm của Montessori

Sở thích, kì vọng, hoặc hạn chế của người lớn đều có thể xâm nhập vào trẻ con, khiến nội tâm của trẻ thay đổi. Việc can thiệp quá nhiều sẽ khiến trẻ mất đi cơ hội tự giáo dục bản thân. Do đó, để tâm trí trẻ phát triển một cách tự nhiên, tốt nhất cha mẹ nên giữ thái độ trung lập, học cách quan sát trẻ cùng những nhu cầu và phát triển của trẻ. Từ đó mang lại cho trẻ sự giúp đỡ cần thiết. Cần thận trọng khi biểu đạt nguyện vọng của mình với trẻ, tuyệt đối không được ra lệnh cấm.

Dẫu cho phụ huynh có kỳ vọng trẻ trở nên thế này thế kia cũng đừng nên nóng vội. Chỉ cần quan sát thật kĩ, hướng dẫn bằng lời nói hoặc hành động là đủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ dần dần nỗ lực theo hướng làm hài lòng cha mẹ, điều này được gọi là “hiệu ứng kì vọng”. Do đó, việc cha mẹ kì vọng vào trẻ ở mức độ hợp lí, đảm nhận vai trò là một khán giả đầy vui vẻ, đó chính là nguồn cổ vũ lớn nhất đối với trẻ.

Lớp học dành cho cha mẹ

Khi trẻ đang nỗ lực làm việc gì đó, chỉ cần không nguy hiểm, thì cha mẹ đừng vội ngăn cản trẻ bằng cách nói “Không được làm!”. Thay vào đó, hãy ngồi bình tĩnh quan sát trẻ. Việc quan sát không hẳn là không có mục đích. Bạn có thể tự đặt ra câu hỏi cho mình khi làm việc này, ví dụ như:

  • Trẻ đang làm gì?
  • Trẻ muốn giải quyết vấn đề gì? Đạt được mục đích gì?
  • Tại sao trẻ muốn làm điều đó?
  • Thể xác và tinh thần trẻ đang ở trạng thái nào? Mức độ phát triển?
  • Còn cách nào khác có thể thúc đẩy sự phát triển của trẻ hay không?

Bạn muốn gửi bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*